Những dấu ấn đẹp và điểm “tối” của nền giáo dục Việt Nam

Đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán trực thuộc Bộ GDĐT tại Hà Nội. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của viện, mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán là trở thành một trung tâm toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học Việt Nam. Giáo sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Năm 2011, ghi lại khá nhiều dấu ấn như dự thảo Luật giáo dục Đại học, thành lập Viện Toán cao cấp, giảm tải chương trình, sách giáo khoa…Nhưng năm 2011 cũng là năm ghi lại nhiều điểm “tối” của ngành giáo dục: Bạo lực học đường bùng phát, đặc biệt trong nữ sinh; điểm thi ĐH, CĐ môn Lịch sử thấp đến mức không tưởng; sai phạm tại ĐH Lao động xã hội…

 
 

Những điểm “sáng”…

1. Lần đầu tiên trình Quốc hội Dự thảo Luật Giáo dục đại học

62 19 1325126875 61 gd3jpg 105957 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam
Đại biểu quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục đại học

Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, lần đầu tiên, Bộ GDĐT đã trình Quốc hội Dự thảo Luật Giáo dục ĐH. Theo lãnh đạo Bộ GDĐT, dự thảo này sẽ tăng quyền tự chủ cho các trường; giao quyền tự chủ tương ứng với điều kiện của cơ sở giáo dục ĐH và các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ in ấn và cấp văn bằng.

Mặc dù dư luận có nhiều luồng ý kiến trái chiều về dự thảo luật này, nhưng sự kiện này cũng đánh dấu một mốc quan trọng: Lần đầu tiên, Việt Nam có luật riêng dành cho giáo dục ĐH.

2. Thành lập Viện Toán cao cấp

62 19 1325126879 44 gd4jpg 105957 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán trực thuộc Bộ GDĐT tại Hà Nội. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của viện, mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán là trở thành một trung tâm toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học Việt Nam. Giáo sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

3. Giảm tải sách giáo khoa

62 19 1325126880 29 gd6jpg 105957 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Đầu năm học 2011-2012, Bộ GDĐT đưa ra hướng dẫn giảm tải sách giáo khoa (SGK) từ tiểu học đến THPT. Có 5 nhóm nội dung kiến thức được giảm tải gồm: Những kiến thức được viết trong chương trình, SGK để dạy học ở nhiều môn khác nhau; Những nội dung trùng lặp dạy ở cả lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dựng chương trình, SGK theo nguyên tắc đồng tâm; Những bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; Rà soát, điều chỉnh những kiến thức mang đặc điểm địa phương; Những bài học sắp xếp chưa hợp lý nay sẽ được sắp xếp lại.

Mặc dù vẫn còn những ý kiến trái chiều, nhưng hướng dẫn giảm tải SGK là một bước khởi động đáng ghi nhận của Bộ GDĐT trong quá trình đổi mới tổng thể giáo dục Việt Nam.

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

4. Sửa đoạn kết Tấm Cám

 62 19 1325126882 85 gd2jpg 105957 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Đầu tháng 11/2011, dư luận dấy lên nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.

Thay vì nguyên bản là sau khi giội nước sôi cho Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn thì trong SGK ngữ văn lớp 10, “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”.

Việc thay đổi đoạn kết của Tấm Cám đã khiến đông đảo dư luận và các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học cùng lên tiếng cả ủng hộ và phản đối.

5. Bài văn “lạ” của cậu học trò nghèo trường Ams

62 19 1325126883 76 gd1jpg 105957 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Đầu tháng 11.2011, dư luận lại xôn xao với bài văn “lạ” của cậu học trò nghèo Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Nguyễn Trung Hiếu với chủ đề “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. Thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.

Bài văn của Hiếu đã khiến người đọc xúc động trước ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này.

Bài văn “lạ” của Hiếu đã được lấy làm tài liệu sinh hoạt của Thành đoàn Hà Nội và Nguyễn Trung Hiếu cũng đã được Thành đoàn chọn là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2011.

…và những điểm “tối”

1. Sai phạm nghiêm trọng tại ĐH Lao động xã hội

62 19 1325126888 12 toi2jpg 090543 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Giữa tháng 10.2011, bí mật động trời về Trường ĐH Lao động Xã hội bắt đầu được phanh phui. Chỉ trong hai đợt tuyển sinh 2009, 2010, trường đã tiếp nhận hàng trăm thí sinh không thi, bỏ thi, khác khối, dưới điểm sàn, dưới điểm chuẩn vào hệ đại học.

Sau khi báo chí vào cuộc xác minh sự việc, thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Bùi Hồng Lĩnh đã ký quyết định kết luận thanh tra “Về việc xử lý tố cáo tại Trường ĐH Lao động Xã hội”. Theo đó, nhà trường có 9 nội dung sai phạm liên quan đến tuyển sinh, tuyển dụng người không đúng năng lực, bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình…

2. Bùng phát clip nữ sinh đánh bạn

62 19 1325126896 06 toi1jpg 090543 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Năm 2011 là năm bùng phát các clip nữ sinh đánh nhau trong trường học. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng đã có đến hàng chục clip được phát tán trên mạng. Đặc biệt trong thời gian cuối năm, từ tháng 9, 10 đến nay, tần suất xuất hiện của các clip này càng dày đặc, xuất hiện cả trong Nam ngoài Bắc, cá biệt có tuần có tới 4 vụ đánh nhau, tung clip lên mạng. Mới đây nhất là vụ 3 nữ sinh Thái Nguyên đánh một nữ sinh khác ngất xỉu hay vụ đánh nhau của nhóm học sinh lớp 7, lớp 8 đối với một em lớp 7 Trường THCS Lý Tự Trọng (Trảng Bom, Đồng Nai). Những hành động túm tóc, dùng tay và đầu gối đánh liên tục vào người bạn, dùng dây thắt lưng quất liên tiếp rồi lột áo, hành hung để quay phim cũng khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Trước đó là một loạt các clip nữ sinh đánh nhau cũng được xuất hiện trên mạng như vụ rạch áo, xé áo bạn của nhóm nữ sinh nguyên là HS Trường THPT Phố Mới (Quế Võ, Bắc Ninh); đánh nhau tại nhà vệ sinh của học sinh của Trường THPT An Lão, huyện An Lão, TP. Hải Phòng; đánh nhau, lột áo của học sinh Trường THPT Tứ Sơn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang)…

Chỉ cần search trên google cụm từ “clip nữ sinh đánh bạn”, chỉ trong 0,13 giây đã cho ra khoảng 5.080.000 kết quả đã phản ánh phần nào thực trạng đáng báo động về hiện tượng này.

3. Hàng ngàn điểm 0 môn thi Lịch sử kỳ thi ĐH, CĐ 2011

62 19 1325126902 27 toi3jpg 090544 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Theo kết quả thi tuyển sinh năm 2011, điểm Sử trong bài thi khối C có số lượng thí sinh đạt điểm thấp kỷ lục từ trước đến nay. Tại hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn Sử từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%.

Tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng điểm thi khối C. Theo thống kê của ĐH Sư phạm Đà Nẵng, trong ba môn thi khối C, điểm môn Lịch sử thấp nhất với 2.448 thí sinh dưới điểm 5 (chiếm hơn 99%), trong đó có 477 bài thi đạt điểm 0.

ĐH Tiền Giang, có 253 thí sinh dự thi khối C nhưng chỉ có 5 thí sinh đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%. Trong đó, thấp nhất là môn Lịch sử với hơn 98% thí sinh có điểm thi dưới trung bình. ĐH Quảng Nam có 900 thí sinh dự thi khối C thì chỉ có 9 thí sinh đạt điểm trên trung bình, thí sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử chiếm 99%. ĐH Đà Lạt có 1.564 thí sinh dự thi khối C, trong đó có gần 98% thí sinh đạt điểm môn Sử dưới trung bình.

4. Nam Định nói “không” với tại chức, dân lập

62 19 1325126902 88 toi4jpg 090544 Những dấu ấn đẹp và điểm tối của nền giáo dục Việt Nam

Tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh Nam Định, tỉnh này đã công bố công khai thông tin không tuyển dụng đối với những ứng viên tốt nghiệp tại các trường ĐH dân lập hoặc tư thục. Quyết định này đã gây những ý kiến trái chiều trong dư luận.

Trao đổi với báo chí về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp ĐH dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức. Quyết định trên của tỉnh Nam Định là không đúng các quy định của pháp luật.

Tại kỳ chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận những quyết định “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, dân lập của Nam Định và một số thành phố khác là không đúng luật, tuy nhiên, những quyết định này cũng phần nào phản ánh thực trạng của chất lượng đào tạo giáo dục ĐH hiện nay.

5. “Tập bài giảng đạo đức” gây xôn xao dư luận

 

Những ngày cuối tháng 9.2011, nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên “Tập bài giảng đạo đức” dành cho học sinh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) do chính hiệu trưởng biên soạn có nhiều nội dung ngô nghê, sai kiến thức trầm trọng.

Mặc dù Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hòa khẳng định, tài liệu này không phải là sách giáo khoa và chỉ dùng để tham khảo, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh nhưng thực tế, các em học sinh không những phải học trên lớp mà còn phải làm các bài thu hoạch từ tập bài giảng này để chấm điểm.

Ngay sau khi có phản ánh, Sở GDĐT Hải Phòng đã kiểm tra và Ban giám hiệu nhà trường đã thu hồi toàn bộ tập bài giảng đạo đức này.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>