Mục tiêu giải quyết xong 1,6 triệu việc làm trong năm nay?
Công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong năm qua cũng được tăng cường. Thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài đã đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước sử dụng lao động người nước ngoài. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2014 có gần 78.000 người nước ngoài đăng ký làm thủ tục cấp phép lao động hoặc làm hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động, trong đó, số người được cấp phép lao động đạt trên 77%.
Quyết tâm giải quyết 1,6 triệu việc làm trong năm 2015, trong đó tạo việc làm trong nước 1,51 triệu người, xuất khẩu lao động 90.000 người là những con số mà ngành LĐTBXH đề ra. Nhìn con số 1,6 triệu người được giải quyết việc làm trong năm 2014, nhiều người cho rằng mục tiêu này là “trong tầm tay”.
- Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!
Nhiều chỉ tiêu lớn
Con số 1,6 triệu người được giải quyết việc làm trong năm 2015 chỉ là một trong nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ mà ngành LĐTBXH đề ra. Các chỉ tiêu khác của năm như: Tuyển mới dạy nghề 2,15 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,7%-2% so với năm 2014, trong đó các huyện nghèo giảm 4%; 98,5% số gia đình chính sách, người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình hộ dân cư nơi cư trú…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với mục tiêu của ngành và cho rằng một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất là ngành cần tập trung giải quyết việc làm, dạy nghề. Theo đó, Bộ LĐTBXH phải liên kết dạy nghề với các sàn giao dịch việc làm; rà soát, xây dựng các văn bản, chính sách để tiếp tục hoàn thiện.
Trong năm 2014, cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, đạt 100% kế hoạch, tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1,494 triệu lao động, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106.000 người. Nhờ những nỗ lực này, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8-2% so với cuối năm 2013 (từ 7,8% xuống còn 6-5,8%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,20% năm 2013 xuống còn 33,20% năm 2014).
Tiền đề tốt
Mục tiêu Bộ LĐTBXH đề ra còn được xác định có “tiền đề tốt” để hoàn thành khi hầu hết các tỉnh, thành phố đều hoàn thành kế hoạch tạo việc làm đã đề ra. Trong đó, các tỉnh thành thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm vẫn tiếp tục phát huy vị trí vai trò quan trọng trong phát triển KT- XH, tạo được nhiều việc làm cho NLĐ như: TP.HCM 282.000 người, Hà Nội trên 138.000 người, Đồng Nai trên 91.000 người, Bình Dương trên 46.000 người, Hải Phòng trên 51.000 người…
Thị trường lao động ngày càng phát triển với các hoạt động thông tin dự báo thị trường được triển khai đồng bộ, các trung tâm giới thiệu việc làm ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động thông qua tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ và các sàn giao dịch việc làm lưu động đến tận cơ sở. Công tác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ ở nước ngoài được chú trọng cũng như triển khai nhiều giải pháp và chính sách hỗ trợ kịp thời đảm bảo an toàn cho NLĐ đi làm việc tại Libya về nước an toàn trong năm qua. Đặc biệt, tình hình tranh chấp lao động và đình công trong cả nước đã giảm đáng kể so với năm trước (khoảng 24,5%) và khi đình công xảy ra, các cấp ngành đã vào cuộc quyết liệt để giải quyết dứt điểm, không để kéo dài làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội và môi trường đầu tư.
Công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong năm qua cũng được tăng cường. Thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài đã đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước sử dụng lao động người nước ngoài. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2014 có gần 78.000 người nước ngoài đăng ký làm thủ tục cấp phép lao động hoặc làm hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động, trong đó, số người được cấp phép lao động đạt trên 77%.
Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như chỉ tiêu tạo việc làm chưa đạt kế hoạch đề ra; tình trạng các doanh nghiệp đưa người lao động ngoài nước vào làm việc ở Việt Nam chấp hành không đúng các quy định của pháp luật còn tương đối phổ biến. Tình trạng lao động thiếu việc làm, việc làm thu nhập thấp làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn. Trình độ tay nghề người lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp…
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply